Chỉ trích Quần_đảo_Gulag

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, tác phẩm đã được truyền thông phương Tây tích cực sử dụng như một vũ khí truyên truyền chống lại Liên Xô. Thậm chí nhiều nhà nghiên cứu phương Tây còn dùng nó như một tư liệu lịch sử và coi những gì cuốn sách mô tả là chính xác, bất chấp việc cuốn sách chỉ là một tiểu thuyết văn học.

Theo nhà nghiên cứu Alexander Werth, vì quan điểm chống Nhà nước Liên Xô nên Solzhenitsyn đã cường điệu hóa những gì diễn ra trong trại Gulag. Vào cuối những năm 1930, thực sự số người chết trong các trại Gulag vì nhiều lý do khác nhau là rất ít, không quá 10.000 người/năm, tức là tỷ lệ chết mỗi năm của tù nhân chỉ khoảng 0,7 - 1%. Tỷ lệ chết như vậy là không cao, cho thấy đời sống trong các trại Gulag không khắc nghiệt như Solzhenitsyn mô tả. Theo những câu chuyện chống Liên Xô, đặc biệt là trong chiến tranh lạnh, các trại lao động Xô viết được phương Tây mô tả hầu hầu như giống như các trại tập trung của Hitler: "tù nhân chết như ruồi". Trong thực tế, ấn tượng này được tạo ra chính từ cuốn sách "Quần đảo Gulag" của Solzhenitsyn. Thực ra, các trại Gulag giống như một trại lao động tập thể, và hoàn toàn không có chuyện tù nhân bị ép lao động đến chết, điều đó được xác nhận bởi một số lượng rất lớn người Nga từng sống trong Gulag[8]

Natalya Reshetovskaya, vợ của Aleksandr Solzhenitsyn, cho biết trong cuốn hồi ký của mình rằng "Quần đảo Gulag" đã được chồng bà sáng tác dựa trên "các câu chuyện được nghe kể bên đống lửa và các nguồn hỗn tạp". Theo bà kể lại, Solzhenitsyn không hề coi cuốn sách là một tác phẩm nghiêm túc về lịch sử, nó hoàn toàn trái ngược với sự thật khách quan. Truyền thông Phương Tây đã đánh giá cuốn sách này quá cao và thẩm định nó một cách sai lầm[9].

Nhà nghiên cứu của Học viện Lịch sử Quân sự Nga, ông Alexander Pyltsyn, dẫn ra nhiều chi tiết sai lệch, thậm chí là cố ý bịa đặt trong cuốn sách như[10]:

  • Solzhenitsyn có một vết sẹo dài bên phải trán. Nhiều người nghĩ đây là một dấu vết về việc tra tấn trong nhà tù. Solzhenitsyn không xác nhận điều này, nhưng không cũng không phủ nhận. Trên thực tế, vết sẹo này là do ông đánh nhau với bạn học khi còn là học sinh lớp 5 hoặc lớp 6 tại trường Malevich ở Rostov-on-Don, và bị ngã vào góc bàn.
  • Solzhenitsyn viết: "sau vụ ám sát của Kaplan đối với Vladimir Ilyich Lenin, NKVD đã bắt giữ ngay lập tức tất cả các Nhà cách mạng xã hội và bắt giữ một số lượng lớn tư sản và sĩ quan". Trong một chú thích, Solzhenitsyn chỉ ra nguồn của ông ta: "Bản tin của NKVD, 1918, N21/22, trang 1". Tuy nhiên, vào năm 1918, NKVD chưa hề tồn tại, nó chỉ được thành lập vào ngày 10 tháng 7 năm 1934. Như vậy, "Bản tin của NKVD năm 1918" rõ ràng là bịa đặt.
  • Đoạn khác, Solzhenitsyn viết: "Người ta nói rằng vào tháng 12 năm 1928, các tù nhân ở Krasnaya Gorka (Karelia) bị trừng phạt (do không hoàn thành nhiệm vụ) đã bị bỏ lại ở rừng trong đêm và 150 người bị đóng băng cho đến chết". Điều này là vô lý, vì không thể có chuyện lính canh để mặc tù nhân như vậy (họ sẽ bỏ trốn), và càng không thể có chuyện 150 người đàn ông lại chịu chết rét khi xung quanh họ là cả một cánh rừng để lấy củi nhóm lửa.
  • Solzhenitsyn nói rằng tù nhân bị bỏ đói cho chết. Nhưng thực tế, ngay từ năm 1939, theo phụ lục của Lệnh số 0093-1939 của NKVD, các tiêu chuẩn dinh dưỡng của tù nhân trong các trại lao động đã được phê chuẩn. Các tiêu chuẩn cho người không lao động như sau (Tính bằng gram): Bánh mì lúa mạch đen - 600, các loại khác nhau - 100, thịt - 30, cá - 125, dầu thực vật 10, khoai tây, rau - 500. Những người lao động thì được 900 gram bánh mỳ mỗi này. Ngay cả những nhà phê bình khó tính cũng không thể gọi khẩu phần bánh mì từ 600 đến 900 gram mỗi ngày là không đủ.
  • Trong một cuộc phỏng vấn năm 1976, khi đã định cư ở Hoa Kỳ, Solzhenitsyn tuyên bố 66 triệu người đã bị tiêu diệt trong các trại lao động, 13 triệu nông dân Ukraine chết vì đói, 2 triệu người là nạn nhân trong các trại sau chiến tranh. Thêm vào đó là 26 triệu người thực sự bị giết trong chiến tranh, như vậy đã có 107 triệu người Liên Xô chết từ năm 1927 tới năm 1953. Con số này rõ ràng là phi lý khi so sánh dữ liệu về dân số ở Liên Xô. Vào năm 1927, dân số Liên Xô là gần 140 triệu, Đến tháng 1 năm 1951, dân số đã là 182.321.000 người, tức là đã tăng thêm 43 triệu. Nếu 107 triệu người Liên Xô đã bị giết chết theo lời Solzhenitsyn, thì phụ nữ Liên Xô phải sinh được trên 150 triệu trẻ em trong 24 năm, điều này là phi lý về mặt khoa học.
  • Solzhenitsyn tuyên bố 15 triệu người đã bị cưỡng bức định cư. Nhưng theo số liệu lưu trữ, con số này chỉ là 1.804.392 người, không đầy 1% dân số Liên Xô.
  • Solzhenitsyn tuyên bố hàng triệu binh sỹ Liên Xô bị Đức bắt giữ đã lại tiếp tục bị giam trong các trại ở Liên Xô. Sực thực, trong số 4.499.488 công dân Liên Xô hồi hương từ Đức trong giai đoạn 1945-1946, chỉ có 272.687 người bị bắt, hầu hết số đó là những kẻ đã phản bội đất nước để cộng tác với Đức Quốc xã.
  • Solzhenitsyn tuyên bố hệ thống y tế trong các trại Gulag là rất yếu kém. Nhưng thực tế, năm 1952, chính phòng y tế trong trại giam đã phát hiện Solzhenitsyn bị ung thư tinh hoàn, và ông đã được chữa khỏi bởi các liệu pháp xạ trị, một công nghệ y học tiên tiến thời bấy giờ.